Người thực hành yoga, cần tập luyện 8 bước hay bát chi sau đây:
1/ Giới: ăn những thức thanh sạch, kiêng ăn, uống những thức có chất kích thích (từ đó mới có việc giữ ngũ giới, thập giới, 105 giới, hơn 200 giới … bên Đạo Phật)
2/ Giữ: là giữ cho bất thiên, không nghiêng về thân hay sơ (ý là tình cảm không trọng không khinh đối với người hay loại vật chất nào).
3/ Thế: kinh sách Yoga nói đến cách ngồi thẳng lưng, tọa thế hoa sen, kiết già (hai chân bắt chéo lên), hoặc tọa thế bán kiết (một chân chéo lên). Có điều là thế ngồi thẳng lưng nhưng tự nhiên và buông xả chứ không gồng mình lên (cả ở tâm trí lẫn nơi thể xác).
4/ Điều tức: vận tức là thở thật dài và sâu, thật nhẹ. Quá trình luyện điều tức đã đạt khi thấy vận tức như trên mà nhịp tim đập nhẹ nhàng...
5/ Thoái giác: (như hình ảnh con rùa rụt đầu, đuôi và tứ chi vào trong cái mai) nghĩa là luyện tập sao cho các giác quan không tiếp xúc với thế gian nữa để không bị cám dỗ.
6/ Định thần: Nhằm định thần, chỉ cần theo một hai cách thở đơn giản mà Yoga cung cấp; cũng như để làm trong sạch khí huyết thì thở sâu vài chục lần cũng đủ rồi. Làm sao để tâm không biến động nữa, mới có thế tập trung tinh thần được.
7/ Quán: là tập trung vào một điểm nào đó (ví dụ như chỉ nhìn một ngọn đèn nhỏ trước mặt, hoặc ảnh của Đức Phật hay một chủ đề nào khác…) khi đã định, tập trung vào tiêu điểm khoảng 15 phút thì gọi là “đã quán” hoặc gọi là ‘thiền” chính lúc đó “tâm an định”.
8/ Đại định: khi luyện tập đến Đại định thì bản thân sẽ có kinh nghiệm huyền nhiệm, giác ngộ (theo Đạo Phật) hay nhận biết chân lý. Theo bộ tranh thiền “thập mục ngưu đồ” là đạt đến cảnh giới “thỏng tay vào chợ” (đồ họa số 10). Người kinh nghiệm thần bí như thánh nữ Teresa Avilla gọi đó là “xuất thần”, rồi “đính hôn thiêng liêng” và “kết hôn thiêng liêng” với Chúa Giêsu.
Kính thưa bạn đọc, người viết từng bàn đến việc xin được là “học trò cửa thiền”, Thầy dạy và sách thì có nhiều, nhưng muốn học “thiền” thì cũng cần phải “có duyên”. Cuộc gặp gỡ hôm nay, chính là một cơ duyên đẹp do Chúa Thánh Thần ban tặng để thăng tiến đời sống cầu nguyện, mình mà không hưởng, thì “vô duyên quá!”.
Những điều ghi nhận về yoga và thiền trên đây được lĩnh hội từ một tu sĩ-tiến sỹ Ấn Độ giáo, đồng thời ngài là cây cổ thụ trong ngành nghiên cứu văn hóa-tư tưởng- tôn giáo Phương Đông. Những kiến thức và phương pháp tu tập theo Ấn Độ giáo mở ra cho ta một cách thế tìm gặp Thiên Chúa vô hình như “Nhà thiền” quả là sáng trí. Được khai tâm, “học trò cửa thiền” này cảm thấy hạnh phúc lắm. Xin chân thành cảm ơn Sư phụ đã truyền thụ!
* * *
Tiếng chuông báo giờ cơm của chị HĐ vang lên rồi! … "Kính mời quý cha, quý Soeurs và anh chị nâng ly mừng Thượng thọ bát tuần của Chị Cả và sinh nhật của Cha Giuse Đặng Chí San". Một – hai – ba “Happy birthday to you”… Năm nay, sinh nhật của soeur Mai Thành và cha Giuse trùng phùng với lễ “Chúa Thánh Thần hiện xuống” (12/6). Chúng con cầu nguyện và tin rằng hai thành viên này sẽ nhận được rất nhiều quà từ Ngôi Ba Thiên Chúa.
Tuy hai bàn cơm xoay quanh hai đề tài riêng, nhưng cả đôi bên đều sôi nổi bàn luận và vui cười. Riêng bàn chúng tôi như vui hơn nữa, khi Chị Cả và hai linh mục đang cùng biên soạn khẩu truyền quyển “Kim tự điển bỏ túi” đang đến mục “chữ tử”. Hồi tưởng lại buổi họp mặt quý I (17.3.2011), anh chị em đã nhấn mạnh đến nhu cầu đối thoại nội bộ với nhau. Hôm nay, điều đó được hiện tại hóa cách sống động, nhờ tác động của Chúa Thánh Thần.
-----------------------------------------------------
(*) Xem Hermann Hesse, Câu chuyện của dòng sông, Hội Nhà Văn, 1992.
Xem thêm:
Yoga - Thiền trên thế giới và với Kitô giáo ngày nay (1)
Yoga - Thiền trên thế giới và với Kitô giáo ngày nay (2)